Xin chào cả nhà, hôm nay mình sẽ bàn về cách đặt dớn bắt cá cho những anh em mới bắt đầu sử dụng loại hình này tham khảo để đạt được hiệu quả tối đa nha.
Thông thường dớn bắt cá mua về anh em sẽ nhận được 1 mẫu giống như hình phía bên dưới, hình dáng, kích thước có thể thay đổi tùy theo nhu cầu. Nhưng nguyên tắc sử dụng thì giống nhau.
Cách đặt dớn bắt cá: dớn khi mua về
Cách đặt dớn bắt cá thứ nhứt, không sử dụng lưới chặn
Với cách đặt dớn kiểu này, anh em mua về chỉ việc bung 2 cánh dớn ra, rồi mang đi đặt thôi.
Cách sử dụng kiểu này đơn giản, đỡ tốn công lắp đặt, có thể đặt dớn và dời dớn liên tục sang điểm mới dễ dàng
Lưu ý: phải để ý đường, hướng cá chạy để đặt quay 2 cánh sang hướng đón cá, như vậy mới có hiệu quả.
Với cách đặt dớn bắt cá này ưu tiên thích hợp sử dụng cho cách dạng địa hình dài, hẹp như: mương, kênh, rạch nhỏ.. không thích hợp sử dụng cho các dạng địa hình rộng, cá chạy lan nhiều.
Cách đặt dớn bắt cá kiểu số 1
Độ hiệu quả sử dụng là tương đối tốt, tuy nhiên với các dạng địa hình rộng, cá chạy tứ hướng thì anh em nên xem xét sử dụng cách đặt dớn thứ 2 sau đây.
Cách đặt dớn bắt cá thứ 2, có sử dụng lưới chặn.
Đây là cách đặt dớn hiệu quả nhất mà mình thường khuyên anh em nên sử dụng nếu có thể. Với các dạng địa hình rộng như trên ruộng, ao, hồ, đầm phá..
Đặt biệt là mùa nước sắp tới, nước trắng đồng nên thường không biết hướng cá chạy ở đâu mà lần, thì càng nên áp dụng cách này.
Giống như trên hình anh em xem, cách này sử dụng một tấm lưới chặn (cùng vật liệu, chiều cao) với phần đuôi dớn.
Tấm lưới chặn này nên ưu tiên sử dụng càng dài càng tốt. Càng dài thì độ hiệu quả nó càng cao. (thông thường độ dài tối thiểu tầm 5-7m)
Một đầu của lưới chặn anh em ghim sát bờ, đầu còn lại nối vào đuôi dớn. 2 cánh dớn quay lại thành một bầu tròn để hứng cá như ảnh bên dưới.
Cách đặt dớn bắt cá kiểu số 2
Với cách đặt dớn bắt cá kiểu này, anh em sẽ bắt được trọn vẹn tất cả những gì sống trong môi trường nước xung quanh dớn: cá, rùa, cua, rắn, lươn..
Dù là đặt dớn bắt cá kiểu nào trong 2 cách trên, thì anh em cũng nên lưu ý một số điều như sau:
- Dớn sau khi đặt cần phải được ém chặt phần chân lưới sát mặt đất. Để những con cá ở tầng đáy không đi luồn qua, đây là điều rất quan trọng.
- Phần đuôi dớn sau khi đặt rồi nhất thiết phải có một phần nổi lên mặt nước để cá vào trong dớn có không gian thở không bị ngộp.
- Ngoại trừ một số loại đặt biệt thở được dưới nước, đa số sẽ bị ngộp nếu phẩn đuôi dớn không nổi lên một chút.
Cách đặt dớn bắt cá không bị ngộp
- Nếu đuôi dớn ngắn, anh em có thể nối thêm, miễn sau phải có một chút nhô lên mặt nước là được. Có thể bỏ vào đó 1 cái chai hoặc phao nếu cần thiết
- Định kỳ vệ sinh dớn bắt cá nếu có thể, dớn mới, sạch sẽ luôn có tỷ lệ chạy cá cao hơn dớn cũ (đã bám rong rêu, bùn đất)
- Nếu khu vực đặt dớn không hiệu quả, chạy cá ít, xem xét dời dớn sang điểm mới để có hiệu quả cao hơn
- Thường xuyên kiểm tra phần đuôi dớn xem có bị chuột vào cắn hay không để tránh cá thoát ra ngoài.
Trên đây là 2 cách đặt dớn bắt cá mà anh em có thể xem xét sử dụng.
Tùy vào điều kiện địa hình cụ thể mà mình có thể áp dụng 1 trong 2 cách, hoặc cả 2 để có hiệu quả tối đa nha cả nhà.
Trong mừa nước sắp tới, việc đặt dớn bắt cá là một cách không thể bỏ qua.
Vì giá thành đầu tư không lớn, công lắp đặt nhẹ mà độ hiệu quả của nó hiếm có cách bắt cá nào khác so sánh được.
Hi vọng anh em sẽ chọn được phương pháp bắt cá phù hợp với mình nhất trong mùa nước sắp tới.
Mọi chi tiết về cách đặt dớn bắt cá hoặc các mẫu dớn bắt cá tại shop mình mong Anh Em vui lòng liên hệ:
- ĐT: 0786493437 - 0987047256
- Face: Nghị Miền Đông
Cảm ơn anh em, chúc anh em vui vẻ và luôn thành công trong mọi việc ạ.