Xin chào anh em ạ, đây là mẫu lồng bẫy sóc 2 cửa vào. Mẫu bẫy được thiết kế đặt biệt theo yêu cầu của một số anh em. Cả nhà mình tham khảo xem sao nha.
Bán lồng bẫy sóc 2 cửa vào
Về mẫu lồng bẫy sóc tiểu chuẩn, mình đã có rất nhiều sản phẩm trước đây. Nếu có thời gian, anh em có thể tham khảo thêm tại đây nha.
Quay trở lại chủ đề của bài viết: mẫu lồng bẫy sóc 2 cửa vào này có các thông số như sau:
- Kích thước: 11x11x30cm
- Bẫy có 2 cửa vào, sóc vào đường nào cũng dính
- Có khoen chống sẩy đầy đủ cho anh em
- Vật liệu: Lưới chì, không gỉ sét, loại lưới dầy nhất trong phân khúc
- Mắc lưới: 1.2cm
Giá bán mẫu lồng bẫy sóc 2 cửa vào này là: 45k/1 cái. Mình đóng theo lô 5 cái nha anh em. Ship 35k ạ.
Mẫu lồng bẫy sóc cải tiến: 11x11x30cm
Anh em mua tất cả các mẫu lồng bẫy sóc tại shop. Đều được tặng kèm lò xo sơ cua. Nên anh em có thể yên tâm sử dụng nha.
Mẫu lồng bẫy sóc này thông thường sẽ được dùng chủ yếu để bẫy sóc bông. Tuy nhiên anh em nếu muốn cũng có thể tận dụng để bẫy sóc đất, chuột cũng như một số loại chim nhỏ khác vẫn rất tốt.
Một cách đặt bẫy sóc cải tiến
Về cách bẫy sóc bông, sóc dạ đỏ, nhìn chung cũng rất là đơn giản. Anh em có thể tham khảo ở bài viết chi tiết này.
- Thường thì anh em sẽ treo lồng bẫy sóc ở trên cây, độ cao chỉ cần hơn đầu mình 1 chút là được rồi. Không cần phải treo cao quá.
- Dùng dây cố định bẫy sóc lại cho chắc chắn, tránh trường hợp sóc vào bẫy nó bị lật rồi bẫy rơi xuống đất
- Mồi dùng để bẫy sóc thông thường sẽ dùng trái cây (đặt biệt tiện lợi là chuối)
- Thời gian đặt bẫy sóc là ban ngày, có thể để qua ngày thăm bẫy cũng được. Hoặc là sáng đặt chiều đi thăm. Cái này là tùy vào trường hợp cụ thể của anh em mình thôi.
Mẫu lồng bẫy sóc với khoen chống sẩy chắc chắn
Đây là mẫu lồng bẫy sóc đặt biệt làm riêng cho 1 số nhu cầu nhất định của anh em. Bản thân mình thấy, có thể dùng mẫu lồng bẫy tiêu chuẩn bên dưới là cũng ok lắm rồi nha anh em.
Mẫu lồng bẫy sóc tiêu chuẩn vẫn hiệu quả cao
Sóc là loài động vật hoạt động ban ngày, thức ăn chủ yếu là quả, hạt, côn trùng. Sóc rất nhạy cảm với tiếng động và mùi lạ, vì vậy việc tiếp cận chúng đòi hỏi sự kiên nhẫn và khéo léo.
Trong quá trình đi bẫy sóc anh em sẽ gặp phải 1 số vấn đề sau đây:
1. Bẫy sóc đã sập, tuy nhiên sóc không có trong bẫy:
- Nguyên nhân: anh em gài bẫy quá nhại, sóc nó nhảy xung quanh bẫy vô tình làm sập bẫy
- Khắc phục: canh lại bẫy (phần cung đạp với cây gài cho nó hợp lý)
2. Sóc ở khu vực bẫy bị nhát, không vào ăn mồi:
- Khắc phục: đổi mồi, có thể treo bẫy cao hơn 1 chút, kiên nhẫn chờ đợi
3. Bẫy sập, sóc bị sẩy ra ngoài:
- Nguyên nhân: có thể khoen chống sẩy bị kẹt (hiếm khi bị) hoặc bẫy bị lật, rơi xuống đất
- Khắc phục: kiểm tra lại khoen chống sẩy trước khi đặt, neo bẫy chắc chắn trên cây
4. Mất bẫy, đây là trường hợp anh em hay bị gặp và không mong muốn nhất
- Khắc phục: cố gắng ngụy trang tốt 1 chút, hoặc treo bẫy cao hơn nếu được
Thêm 1 góc nhìn về mẫu lồng bẫy sóc 2 cửa
Một số câu hỏi thường gặp:
1. Làm thế nào để thu hút sóc đến bẫy?
Sử dụng các loại mồi mà sóc yêu thích như: mít, chuối, xoài, mận.. ưu tiên trái cây có mùi thơm
2. Nên đặt bẫy sóc vào thời điểm nào trong ngày?
Thời điểm tốt nhất để đặt bẫy sóc trên cây là vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, khi sóc hoạt động mạnh nhất.
Trên đây là mẫu lồng bẫy sóc 2 đầu vào mà hiện shop đang có cung cấp cho anh em. Mọi chi tiết, mong anh em mình liên hệ:
- ĐT: 0786493437 (Nghị)
- Facebook: Nghị Miền Đông
Cảm ơn anh em, chúc anh em vui vẻ ạ.